Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

THẦN-TƯỢNG NÀO TRONG TÔI ?

   

In như Tin Mừng thánh Phaolo xưa đã lãnh  nhận. Ông nói : "11 Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết : Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người. 12 Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giê-su Ki-tô đã mặc khải"(Galati 1:11-12). Thực vậy, không có chân lý nào khác ngoài tin mừng bởi Thiên-Chúa đã công bố cho nhân loại - Tin mừng đó chính là ánh sáng thật (Gioan 1:9) đến thế gian soi sáng cho mọi người.
    Chúng ta không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc phải thực sự bước theo ánh sáng của Tin Mừng ấy (Galati1:6-9). Có như thế thì những ngẫu tượng trong linh hồn chúng ta mãi mãi chỉ là lưu niệm của một quá khứ xa xôi trước đây, nay đã rời xa, thật xa khỏi tâm linh – tâm hồn - thể xác chúng ta, để tiến đến một hình tượng khác chân thật chính là thần tượng của cả loài người hôm nay :
ĐỨC CHÚA GIÊ-SU - ĐẤNG DUY NHẤT CỨU THẾ."
     
      Con người luôn luôn muốn tự khẳng định về chính mình  như một bằng chứng rằng : Tôi đang hiện-hữu. Thế nhưng hành trang muôn thuở của con người lại là sự bất toàn, bắt nguồn từ hậu quả của một lần tự khẳng định vô tiền khoáng hậu( Sáng thế 3:8).                                                                   
I.   Một lần tự khẳng định :
Trong toàn bộ Kinh thánh - và khởi đầu sách Sáng thế qua trình thuật : Sáng tạo - Sa ngã nơi Adam - đã cho loài người nhận biết thêm về một thành phần là thọ tạo thiêng liêng khác, và thường được gọi là Sa-tan. Đúng vậy, Satan là thiên sứ được Thiên Chúa xức-dầu cai quản trong vườn Eden. Satan lúc ban đầu của công cuộc sáng tạo - theo sự mô tả của ngôn sứ Edekien trong Kinh thánh qua truyện của vua Ty-rơ (Tia) đồng thời cũng là hình bóng để chỉ về chúng như sau : 15 Đường lối của ngươi chẳng có gì đáng trách từ ngày ngươi được sáng tạo cho tới khi tìm thấy sự bất công ở nơi ngươi.….. Sự bất công ở nơi ngươi ! Phải chăng thiên sứ đó đã tự tìm cho mình một hình tượng (ngẫu tượng) nào đó trong lòng rồi ?  : “17 Ngươi đem lòng tự cao vì vẻ đẹp của mình, ngươi đã để cho vẻ huy hoàng rực rỡ làm hư hỏng sự khôn ngoan của ngươi…. (Edekien 28:13-15. Isai 14:12-15). Vẻ huy hoàng rực rỡ phát sinh do thần trí trong lòng khiến nó đã từ bỏ những tiêu-chuẩn thanh khiết không chút gì ô-uế, và sự công chính không hề sai trật của Thiên-Chúa đồng thời cố ý tiến hành việc gây sự bất-tín về chương trình được trù liệu của Ngài dành cho cách riêng loài người bắt đầu từ trong vườn Eden. Hành động đó không những riêng nó[1] mà còn ảnh hưởng đến một phần ba thiên sứ[2] cũng theo đường lối đó. Chúng tự khẳng định vị trí riêng biệt bằng cách đặt những hình tượng (ngẫu tượng) “nào đó” trong lòng.

Adam xưa cũng đã đi vào con đường ấy !

Tiếp bước tổ tông; Kinh thánh liệt kê cho biết vô số những sự kiện phản ảnh về việc loài người tự khẳng định theo cách riêng bất cần đến chân lý bởi Chúa :

ü Cá nhân: Cain. Cain bất chấp Thiên-Chúa, và tình thân anh em ruột thịt đã ra tay giết chết Aben là em.
ü  Tập thể : Tháp Babel. Cả loài người dám đương đầu với lệnh truyền của Thiên Chúa (St 11:4).
ü  Tuyển dân : Dân Israel. Dân Israel đòi hỏi ông Samuel rằng : “xin ông lập cho chúng tôi một vua để vua xét xử chúng tôi, như trong tất cả các dân tộc” …. 7 Gia-vê phán với ông Sa-mu-en: "Ngươi cứ nghe theo tiếng của dân trong mọi điều chúng nói với ngươi, vì không phải chúng gạt bỏ ngươi, mà là chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng. (I Samuel 8:5-7).
Thiên-Chúa hứa với họ điều hệ trọng gì ?
"6Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. Đó là những lời ngươi sẽ nói với con cái Ít-ra-en." (Xuất hành 19:6)
Thế nhưng, dân ấy luôn luôn bất tuân và họ đã bỏ đi trách nhiệm thánh, cũng chỉ vì muốn tự khẳng định cho riêng họ một hướng đi. Và trách nhiệm “Thánh” đó đã thuộc về một dân tộc (thiêng liêng) khác. Ngày nay sau hơn ngàn năm tản lạc họ đã tái lập quốc-gia độ khoảng hơn năm mươi năm  nay.
ü  Loài người hôm nay :
·        Tôn-giáo: Có quá nhiều tôn giáo 32.000 giáo phái - giáo chủ. Chỉ riêng Ki-tô giáo đã có trên 2000 hệ phái, giáo phái.
·        Xã hội : Luôn bất ổn trong mọi lãnh vực chính-trị, quân-sự, kinh-tế, tài chánh, đạo đức, môi trường v.v… Kinh-thánh đã cho biết về hậu quả của việc người cai trị người như sau : "18 Ngày ấy, anh em sẽ kêu than vì vua của anh em mà anh em đã chọn cho mình, nhưng ngày ấy Gia-vê sẽ không đáp lời anh em" (Êdekien 8:18).

II.  Kết quả là những gì ?
Có lẽ con người mất nhiều hơn là được ! Rất nhiều cuộc chiến tranh dưới nhiều hình thức gọi là ý thức… gì đó, cũng như tình trạng khủng bố nhân danh nào đó, ai đó, thật kinh hoàng dã man không xứng đáng với phẩm giá con người đã và đang thường xuyên diễn ra ở mọi miền trên thế giới; hằng bao nhiêu sanh linh phải chết oan uổng, cảnh nghèo đói bất công lan tràn. Tài nguyên thiên nhiên thay vì dùng vào việc phục vụ nhân sinh này lại đổ vào việc chế tạo vũ khí để giết hại đồng loại !
Chính nghĩa của những cuộc chiến, của những nhân danh nào đó chỉ là những sản phẩm của vài trăm gram chất xám; của một hình tượng (ngẫu tượng) nào đó trong lòng - mà con người tự tô vẽ cho nó bằng những mỹ từ. Ngày nay, người ta sợ chiến tranh bằng cách lo lắng để trang bị những vũ khí không những ở trên đất, trên biển, trên không, mà còn trên cả các vì sao !!! Người ta nói : “chiến tranh giữa các vì sao” theo nghĩa đen; nhưng thực chất chỉ là cuộc chiến giữa các hình tượng, các ngẫu tượng mà thôi !!!
Bệnh tật ngày càng gia tăng đe dọa mọi người ! Hiv và các virus chủng khác mới phát hiện. Có những chứng bệnh không phải là dịch nhưng nó đe doạ bất cứ ai ! Ví dụ như bệnh : Tiểu-đường, Tim mạch, các loại siêu vi A.B.C v.v….
Thiên nhiên bất ổn, lụt lội, động đất, sóng thần khắp mọi nơi; nhịp độ, cường độ mỗi ngày một gia tăng giống như cơn đau của người sản phụ ! Đặc biệt hơn : Lòng người trở nên chai cứng không còn có tình nghĩa, chỉ vì chút lợi ích trước mắt mà cố-quên đi việc phải bênh vực cho sự thật – Phải bênh vực cho người cô thế bị áp bức – Sẵn sàng nhận hối lộ để bẻ cong công lý – Xem số đông là chân lý ! Xem tiền bạc là cứu cánh ! Gian dối thủ đoạn lọc lừa trong mọi cách cố tình bỏ qua địa vị cao quý là một con người. Hình thức đạo đức thì còn giữ nhưng cái  chính  yếu là Lời Chúa - Lời chân lý  thì  bỏ qua (2 Timothe 3:1-5). Có lời Chúa - nhưng không màng tới - mà chỉ thích chạy đến với các “Cha-Thầy” chỉ là người trần mắt thịt ! Họ tin rằng các vị đó có thẩm quyền bởi đấng tối cao để “thế thiên hành đạo” theo ý người xin !?  

III. Ranh giới giữa vật chất và phi vật-chất :
Tổ tông loài người từ khi ra khỏi Eden. Ông và con cháu phải tự bước đi bằng chính đôi chân của mình để mưu sinh. Tự khẳng định vị trí mình trước thiên nhiên, vũ trụ để sinh tồn v.v… Đây là một trong những bước đi dài nhất bằng chính đôi chân của loài người (Sáng thế 2:17)
Những khó khăn ban đầu rồi thì cũng được vơi dần đi bởi những nỗ lực tự bước đi đó. Từ những lần phải chạy trốn đối với dã thú nguy hiểm cho đến khi loài người có thể chế ngự, thuần hoá được chúng. Từ những kinh hoàng trước hiện tượng thiên nhiên cho đến khi loài người hiểu được vận hành của chúng mà nương theo. Từ những sợ hãi đối với hiện tượng siêu nhiên cho đến khi loài người bắt ép được chúng làm việc cho mình.Từ những đối đãi thô thiển tiến tới tinh tế hơn trong cuộc sống nhân sinh. Luân lý cũng dần dần hình thành - được chấp nhận; và để có cuộc sống tốt hơn, từ luân lý tiến tới luật pháp được xây dựng, để cho một xã hội với dân số không ngừng gia tăng cần có pháp trị. Đời sống cao lên, dân số cũng tăng theo, muốn cho có cuộc sống yên ổn về mọi mặt loài người phải động não nhiều hơn dần dà các tư tưởng được xây dựng có hệ thống ra đời, mà chúng ta gọi là triết học. Con người phải luôn có đối tượng để họ vươn tới, nhất là khi cuộc sống vật chất đã có được một bảo đảm nào đó.
Một trong trong những đối tượng mà con người đặt ra đó là thần thánh. Cuộc sống vật chất no thoả; con người, nói chung, lại khát khao mong mỏi một sự thoả lòng khác phi vật chất. Một nhu cầu khác cao hơn nhu cầu vật chất, đó là nhu cầu tinh thần.
Khi mà vật chất được thoả lòng thì con người mong muốn những cái cao hơn ngoài vật chất. Chính lúc này, tôn giáo ra đời.

IV. Phục vụ cho bản ngã
Tình trạng mọi thời đều có những thái quá bất cập ẩn hiện trong việc điều hành xã hội ; đặc biệt khoảng một hai trăm năm sau này tình trạng các thể chế chánh trị cai trị nơi loài người đều, và hầu như họ đã tổng hợp được tất cả các phương tiện tích lũy nơi các hình thức cai trị để cai trị; nhưng không nhằm thăng tiến xã hội nhưng lại nhằm mục đích riêng nào đó, thường khi là không tưởng ! Tôn giáo do loài người sáng lập ít nhiều cũng vậy; trên thế giới đã có khoảng 32.000 tôn- giáo (?) ra đời bởi các giáo chủ người trần mắt thịt thế gian. Tư tưởng của mình lại phục vụ cho chính mình !!! Bạn thấy không ? Tất cả : Tình trạng chính trị nơi loài người lẫn tôn giáo được Lời Thượng đế trong Kinh thánh chỉ ra như sau :  “19 …. Chúa họ thờ là cái bụng (Philip 3:19) !
Kinh thánh khải thị cho loài người biết rằng : “những cái hữu hình là do những cái vô hình[8] mà có (Do-Thái 11:3). Đây là chân lý minh xác : tư tưởng phát sinh hành động. Riêng với 32.000 tôn giáo trên thế giới, cùng với 32.000 giáo chủ, loài người tha hồ vùng vẫy trong chính tư tưởng của mình. Tự khẳng định chính mình bằng các nghi lễ đối đãi với các “thần” mà theo ý mình lập ra.(Thủ lãnh 17:6) Tiến trình tâm linh được xây dựng song song với cuộc sống  thuộc thể chất. Đỉnh cao của nó là tôn giáo; - là “đạo”…. Tất cả cũng chỉ là sản phẩm của con người. Song song với các ý thức để điều động xã hội gọi là chánh trị cũng chẳng khác gì, lịch sử loài người hiện đang minh chứng cho cái "tôi" của loài người : cái "tôi" của cá nhân, tập thể nơi thực tế xã hội loài người hôm nay trên khắp thế giới.
Đến đây, cách riêng, chúng ta bàn về Ki-tô giáo còn gọi là Cơ-đốc giáo ? Ki-tô giáo hay Cơ-đốc giáo là “Đạo được Mặc-khải từ trời” không phải bởi các giáo chủ thế gian ! Chân lý này được thượng đế mạc khải trong kinh thánh; như thế, tất nhiên các dạy dỗ cũng không bởi các giáo chủ thế gian. Nói cách khác Chính Thiên-Chúa đã nói với loài người, đã dạy dỗ cho loài người biết cách để tôn thờ Ngài đúng theo chân lý. Như vậy, các Ki-tô hữu hay Cơ-đốc nhân phải tuân theo mọi hướng dẫn của Thiên Chúa; mà không tự cho phép thay đổi bất cứ giáo-huấn nào của Ngài. Không được phép xây dựng cho mình những hình tượng từ trong tư tưởng lẫn hình thức bên ngoài không theo giáo huấn của Chúa. Một khi, có những sai trật nào đó trong các nghi thức thờ phượng Thiên Chúa; khi ấy, chúng ta hiểu rằng ngẫu tượng đã phát sinh trong giáo hội, đồng thời ngay khi đó giáo hội không còn là điểm tựa – cột trụ (I Ti 3:15. Kh 3:12) của “Đạo” bởi trời nữa ! Những hình thức như thế Kinh thánh gọi là : “gian dâm thuộc linh” - Một hình thức phạm “Thánh” (Xuất hành 34:15-16). Thử lấy một ví dụ sau để hình dung cụ thể : “Hình tượng” được dùng trong nghi thức thờ phượng.
Hình tượng dùng trong thờ phượng.
Chúng ta được kinh thánh cho biết rằng : Phản ảnh của vật hữu hình là vật vô hình - phản ảnh của vật chất là tinh thần (Do thái, Hebrew 11:3).
Vấn đề hình tượng không phải là chính yếu ! Chúng chỉ là gỗ, đá, quý kim v.v… nhưng cái mà nó phản ánh chính là tư tưởng của tác giả, của người làm ra nó và ban hành lệnh để dùng nó vào việc thờ phượng. Cho dù dưới bất cứ hình thức nào đi chăng nữa và nguy hiểm hơn là giải thích việc làm đó theo giáo huấn của chính tư tưởng loài người[9]. Cách giải thích đó chính là những ngẫu tượng trong lòng, trong tâm hồn. Để kết quả khiến cho giáo dân : Hình thức thì là thờ phượng Chúa, nhưng sự thực cốt lõi lại chính là thờ phượng những sản phẩm mình làm ra : Đền đài - hình tượng và cao hơn là thờ phượng chính giáo hội[10]; hệ quả kế đến khiến giáo-dân thờ phượng chính cái “bụng” mình. Một ví dụ dơn giản minh chứng : khi mua sản phẩm hình tượng, đâu phải bất cứ hình nào, tượng nào cũng được chọn lựa để đưa lên bàn thờ cả đâu ! Mà người mua, phải lựa, phải chọn sao cho vừa ý mình. Đây không phải là thờ chính cái “bụng” mình sao ??? Tư tưởng con người sao lại đem sánh với tư tưởng Thiên-Chúa[11] toàn năng. Ngày nay, với các giáo huấn bởi loài người đã khiến cho nhiều Ki-tô hữu (Cơ-đốc nhân) biến đức tin thuần túy ngày nào lãnh nhận trong sự thánh khiết trở thành ý thức hệ ?

Thánh sử Gioan viết như sau : "Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, hãy tránh xa hình tượng ! " ( Idol: tà thần, hình tượng )  Chẳng phải ông chỉ thuần túy muốn nói đến hình tượng vô hồn là gỗ, đá, quý kim …. đâu !!! Mà chính là các hình thức của ngẫu tượng được dựng nên trong tâm trí, rồi sản sinh ra các hình tượng bằng gỗ, đá, kim loại và các hình thức khác… cũng như các giáo huấn để thoả mãn cho chính mình. Các dạy dỗ bởi chính tư tưởng trong lòng cá nhân, tập thể, và giáo hội, dẫu cho có đạt đến minh triết vào bậc nào đi nữa, và cốt để phục vụ với lòng chân thành cho mục đích thờ phượng Thiên Chúa, thì, tự nó vẫn mãi là hình tượng trong lòng mà thôi. Trí khôn tự nhiên loài người cũng hiểu rằng : Phương tiện không thể biện minh cho mục đích !
Vậy sự dông dài trong tư tưởng hậu quả ra sao ? Kinh thánh trả lời : 9 Phàm ai đi quá xa, không ở lại trong giáo huấn của Đức Ki-tô, thì không có Thiên Chúa. Còn ai ở lại trong giáo huấn, thì người ấy có Chúa Cha và Chúa Con. (I Gioan1:9) cũng như : "đừng có đi ra ngoài những gì đã viết", kẻo sinh ra kiêu ngạo, theo người này mà chống người khác.” ( I Corinto 4:6 ). Lịch sử giáo-hội đã chẳng ghi chép những cuộc ly giáo và rồi hậu quả là máu đổ đó sao !!! Ai là người có trách nhiệm ??? Và ngày nay, hậu quả của nó - của cơ chế đang tồn tại trong giáo hội vẫn còn đang gây ra cho những ai có tấm lòng vì “sự thật[12], vì chân lý” bị “bách hại” ngay trong chính giáo-hội mà họ dự phần vào. Chính sách nằm trong phạm trù “cây cho biết điều thiện, điều ác” luôn tồn tại một khi giáo quyền tự ý đi theo đường riêng không cần đến đường lối công bình thánh khiết bởi Thiên-Chúa, bởi Thượng đế. Chính sách đó sẽ còn sản sinh ra sự độc tài - độc ác - độc đoán ngay trong lòng giáo hội và đó cũng là mẫu mực để cho các thể chế chính trị thế gian mô phỏng sự bất chánh gian-ác đó mà thôi (Kh 17:2. 18:3).

V.  Đi về đâu ???
Nếu như Thiên Chúa – Đấng tối cao duy nhất đang điều hành vũ trụ này không vén bức màn u-minh trong linh hồn thì sao loài người có thể tránh khỏi những lộ trình mà không hề có biển báo hoặc biển báo do loài người hữu hạn bày ra.
Con người không thể tự bước đi về cõi đời đời hoặc ngắn hơn là hoạch định tương lai vì họ luôn mâu thuẫn với chính họ (ngẫu tượng trong lòng). Kinh thánh nói :“Giavê dẫn dắt từng bước chân con người, nẻo đời mình, phàm nhân sao hiểu hết” (Châm ngôn  20:24). Tư tưởng của họ bắt nguồn từ chính những khẳng định trong cuộc sống trải dài qua năm tháng, từ đời này sang đời kia và đúc kết qua những trải nghiệm. Nó có những giá trị nhất định riêng biệt. Tuy nhiên, trong cõi vô cùng còn ở phía trước đó, nó có là gì ??? Vì phàm nhân sao hiểu biết hết (Châm ngôn 20:24). Đây là lời khẳng định tuyệt đối chính xác của Thiên-Chúa toàn-năng duy nhất có một, và hằng sống.

Khi mà ngẫu tượng trong lòng còn đó. Nó chính là biển báo; là dấu hiệu chỉ cho con người biết rằng : Họ đang tự dấn-bước vào một lộ trình hoàn toàn bất định của chính mình !

VI. Ánh sáng cho nhân loại:
Khi nghiên cứu Kinh thánh chúng ta thấy có hai hình thức Thiên Chúa  tỏ mình ra với con cái loài người. Đó là Mặc-khải từ trời phổ quát và Mặc-khải từ trời đặc biệt.
Trong trình thuật sáng thế Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho loài người qua vũ trụ, thiên nhiên, và mọi loài; trong đó, đỉnh cao của mạc khải phổ quát là sự tạo dựng loài người : “27 Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (Sáng thế 1:27). Tất cả vạn vật đang hiện hữu kể cả loài người chính là sự tỏ mình của thiên-Chúa. Hình thức bày tỏ này giới chuyên môn gọi là Mặc-khải phổ quát.
Thuở còn trong vườn Eden loài người được tương giao mật thiết với Thượng đế. Nay ra khỏi vườn Eden, loài người mất dần sự thánh khiết, công chính trong cách ăn nết ở. Hậu quả cho đến nay, họ không còn có thể được tương giao mật thiết với Thiên Chúa nữa, mà cũng không còn nhận ra Ngài qua các công trình sáng tạo, chỉ vì tội lỗi; chỉ vì đặt những chướng ngại trong tâm linh; chỉ vì muốn tìm những lộ trình riêng biệt để tự khẳng định và làm hư hoại chính con mắt[13] linh hồn mình.
Giải pháp phục hồi tình trạng ban đầu  mà chính Thiên Chúa tạo dựng; đó là, chính con Thiên Chúa phải nhập thể (Gioan 3:16. I Gioan 3:8) giống hệt như một con người trần gian, để trở nên giá chuộc cho nhân loại, đem đến cho nhân loại một giáo huấn, một ánh sáng, hay còn gọi là đèn soi (Gioan 8:12. Tv 119:105) một biển báo hướng dẫn cho loài người bước vào trong cõi đời đời một cách vững-an khi mà không ai có thể tự cứu mình ngoài Thiên Chúa.
Cõi đời liên-đới với Adam tạm bợ hôm nay sẽ được kết thúc khi mà Tin Mừng về nước Thiên-Chúa toàn năng được rao rao giảng cho mọi dân trên đất (Mt 24:14). Tin-mừng chính là : Ánh sáng – là Sự thật - và là Đường (Gioan 14:6) vì chính Chúa Giêsu : 3 trong Người có cất giấu mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết (Colose 2:3). Nói cách  khác : Trong Ngài có tất cả các định luật siêu nhiên đem lai mọi giải pháp cho các tạo vật hữu hình và vô hình đang trong tình trạng bế tắc hôm nay.

      In như Tin Mừng thánh Phaolo xưa đã lãnh  nhận. Ông nói : "11 Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết : Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người. 12 Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giê-su Ki-tô đã mặc khải"(Galati 1:11-12).
Thực vậy, không có chân lý nào khác ngoài tin mừng bởi Thiên-Chúa đã công bố cho nhân loại - Tin mừng đó chính là ánh sáng thật (Gioan 1:9) đến thế gian soi sáng cho mọi người. Chúng ta không có sự chọn lựa nào khác là phải thực sự bước đi, theo ánh sáng của Tin Mừng ấy (Galati1:6-9). Có như thế thì những ngẫu tượng trong linh hồn chúng ta mãi mãi chỉ là lưu niệm của một quá khứ xa xôi trước đây, nay đã rời xa, thật xa khỏi tâm linh – tâm hồn - thể xác chúng ta, để tiến đến một hình tượng khác chân thật chính là thần tượng của cả loài người hôm nay : ĐỨC CHÚA GIÊ-SU - ĐẤNG DUY NHẤT CỨU THẾ.

Thân chào trong Chúa Giê-su.

Tiếng trong sa-mạc



[1] Edekien 14:3
[2] Khải 12:4
[3] St 11:4.
[4] Công vụ 15:31

[5] I Ti 3:8. Tito 1:7.
[6] Lời Chúa Cho Mọi Người. Dẫn Nhập Sách Roma
[7] An Vi Kim Định. “ Sân Trình Cửa Khổng”
[8] Từ không hiện hữu được Thiên-Chúa sáng tạo.
[9] Nicea II. Năm 789.
[10] Lời Chúa Cho Mọi Người. Dẫn Nhập Sách Roma.
[11] Isai 40 : 12-…
[12] Gioan 17:17
[13] Eph 2:13



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét