Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Bài 23 - Chức Vụ TƯ TẾ

  " Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giê-su Ki-tô "(I Phero 2:5, 9)



A.    Nội dung :
1.      Chức vụ Tư tế trong Eden (Sáng thế 2:15-17)
2.      Chức vụ Tư tế ngoài Eden :
·        Không được chỉ định (Phổ quát : Ca-in, A-ben, Noe, Abraham, Gia-cop…)
·        Được chỉ định qua Moi-se (Xuấthành 28:1- )
1
Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội.
(Do thái 5:1)
3.      Chức vụ Tư tế trong Eden thiêng liêng bởi Thiên-Chúa :
·         Chúa Giê-su : (Do thái 7:21. 10:2I)
·        Thọ tạo mới: (I Phero 2:5,9. Khải-huyền 1:6. 19:10. 20:6)

B.     Trình Bày :
1.       Chức vụ Tư tế trong Eden  : (giao ước Hành vi)
Đời sống mỗi ngày khi tuân theo đường lối Chúa, cách sống của Chúa chính là của lễ dâng lên Chúa và cá nhân đó là tư tế của Ngài. Như vậy, mặc nhiên, Thiên-Chúa công nhận chức vụ tư tế nơi cá nhân đó.
Khi Adam nhận-biết Chúa Ông được làm con của Ngài (Lu 3:38); đời sống ông lúc ấy luôn tuân theo thánh chỉ của Ngài được biểu tượng bằng cây sự sống. Adam dâng của lễ hợp với tiêu chuẩn thánh của Chúa, ông là tư tế bởi Chúa; như vậy, chức vụ tư tế thuộc về ông. Sách Sáng thế mô tả bằng các biểu tượng sau :
Sángthế 2:15-17   15 YA-VÊ là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai. 16 YA-VÊ là Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng : “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn ; 17 nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết.
St 1:28  28 Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ : “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.”
Việc Adam tuân theo mọi thánh chỉ của Thiên-Chúa chính là Ông đang thi hành chức vụ tư tế mà Chúa ấn định nơi đời sống của ông. Đây là nền tảng Thiên Chúa thiết lập nơi loài người.

2.      Chức vụ Tư tế ngoài Eden :
Khi Adam từ bỏ Chúa thì hình thức dâng lễ vật và người dâng lễ vật cũng phải thay đổi vì tội lỗi chi phối trên đời sống loài người khiến họ không đủ tư cách để đời sống trở nên của lễ. Thiên Chúa  nhẫn nại chờ đợi qua các thời kỳ để kế hoạch trù liệu từ đời đời của Ngài cho nhân loại được thành tựu. Riêng về khía cạnh chức vụ tư tế, thánh kinh trình bày cho chúng ta các hình thức qua các thời kỳ sau :
·         Chức vụ Tư tế không chỉ  định (phổ quát, lương-tâm) : Cain-Aben (Sángthế 4:3), Noe (Sáng 8:20), Abraham (Sáng12:8). Gia-cop (Sáng thế 35:1) v.v…
3
Sau một thời gian, Ca-in lấy hoa màu của đất đai làm lễ vật dâng lên YA-VÊ. 4 A-ben cũng dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng.”(Sángthế 4:3)
Không có Thiên Chúa ở cùng con người tự bày tỏ nhu cầu tâm linh qua các hình thức bên ngoài trước Thiên Chúa theo cách riêng.
·         Chức vụ Tư tế Thiên-Chúa chỉ định qua Ông Moi-se : A-ha-ron
“Phần ngươi, hãy tách A-ha-ron, anh ngươi, và các con ông ra khỏi hàng ngũ con cái Ít-ra-en, để ông ở bên cạnh ngươi mà thi hành chức tư tế phục vụ Ta(Xuấthành 28:1. Do thái 5:4)
Mặc dầu được chỉ định bởi Thiên Chúa, thế nhưng người thi hành chức vụ tư tế vẫn chỉ là loài người; dẫu cho họ được Thiên Chúa chứng thực là công chính nhưng vì họ có sự liên đới với Adam sự liên đới đó khiến họ phải chết nên không thể giữ mãi được chức vụ.

3.       Chức vụ Tư tế được chỉ định trực tiếp bởi Thiên-Chúa
Do thái 5:1-10    1 Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. 2 Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối ; 3 mà vì yếu đuối, nên người phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng phải dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy. 4 Không ai tự gán cho mình vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa gọi, như ông A-ha-ron đã được gọi. 5 Cũng vậy, không phải Đức Ki-tô đã tự tôn mình làm Thượng Tế, nhưng là Đấng đã nói với Người : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con, 6 như lời Đấng ấy đã nói ở một chỗ khác : Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê. 7 Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. 8 Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục ; 9 và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người, 10 vì Người đã được Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê.
Do thái 7:21   Bãi bỏ Lề Luật cũ
15 Điều ấy lại còn hiển nhiên hơn nữa, khi một vị tư tế khác tương tự như ông Men-ki-xê-đê xuất hiện ; 16 vị này đã trở nên tư tế không phải do Lề Luật quy định việc cha truyền con nối, nhưng do sức mạnh của một đời sống bất diệt. 17 Quả thật, có lời chứng nhận rằng : Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê. 18 Như vậy, một đàng, quy luật cũ đã bị bãi bỏ, vì có nhược điểm và vô ích, 19 -thật thế, Lề Luật đã chẳng làm cho cái gì nên hoàn hảo- ; đàng khác, một niềm hy vọng tốt đẹp hơn đã được đưa vào thay thế, nhờ đó chúng ta đến gần Thiên Chúa.
Đức Ki-tô là Thượng Tế đời đời
20 Hơn nữa, điều ấy đã xảy ra không phải là không có lời thề. Một đàng, các tư tế Lê-vi đã trở nên tư tế mà không có lời thề ; 21 còn Đức Giê-su khi trở nên tư tế, thì lại có lời thề của Đấng nói với Người : Đức Chúa đã thề ước, Người sẽ chẳng rút lời, rằng : Muôn thuở, Con là Thượng Tế. 22 Do đó, Đức Giê-su đã trở nên Đấng bảo đảm cho một giao ước tốt đẹp hơn. 23 Lại nữa, trong dòng tộc Lê-vi, có nhiều người kế tiếp nhau làm tư tế, bởi vì họ phải chết, không thể giữ mãi chức vụ đó. 24 Còn Đức Giê-su, chính vì Người hằng sống muôn đời, nên phẩm vị tư tế của Người tồn tại mãi mãi. 25 Do đó, Người có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống để chuyển cầu cho họ.

 Như vậy, sau khi Chúa Giê-su chịu chết để chuộc tội cho nhân loại thì chức vụ tư tế lại dần được khôi phục nơi những người tin và thi hành giáo huấn của Thiên Chúa in như thời kỳ trong Eden, nhưng chỉ là Eden thiêng liêng (Colose 1:12-14) vì những liên đới với Adam trong trời đất này chưa kết thúc :

·         Chức vụ Tư tế bởi Chúa Giê-su cứu chuộc : Thọ tạo mới
I Phero 2:5, 9   5 Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giê-su Ki-tô……… 9 Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, …  
Khải huyền 1:6   6 làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người

Khải huyền 5:10  10 Ngài cũng làm cho họ thành một vương quốc, thành những tư tế, để phụng thờ Thiên Chúa chúng ta, và họ sẽ làm chủ mặt đất này.”
Khải huyền 20:6   6 Hạnh phúc thay và thánh thiện dường nào kẻ được dự phần vào cuộc phục sinh thứ nhất này ! Cái chết thứ hai không có quyền gì trên họ ; nhưng họ sẽ là tư tế của Thiên Chúa và của Đức Ki-tô, ……

C.    Những vấn đề cần quan tâm :
1.      Dâng của lễ là bày tỏ tâm tình gì ?(Thánhvịnh 50:14.51:19)
2.      Trình bày ba giai đoạn loài người thi hành chức tư tế.
3.      Chức vụ Tư tế không chỉ định, chức vụ tư tế có chỉ định qua Moi-se và chức vụ tư tế bởi Thiên-Chúa khác nhau thế nào ?
4.      Tiêu chuẩn nào để lãnh nhận chức vụ tư tế. Và tiêu chuẩn này Thiên-Chúa có dành cho riêng thành phần nào không ?
5.      Giáo hội Công giáo biệt riêng hàng tư tế, thường gọi là Linh mục để thi hành chức vụ tư tế. Việc biệt riêng này đồng thời theo sự giải thích của giáo hội họ là Chúa Ki-tô thứ hai mỗi khi cử hành chức vụ trên bàn thờ (truyền phép), trên tòa giảng hay trong tòa giải tội. Bạn nghĩ gì khi những vị này thực hiện những tác vụ thánh cùng với các danh xưng như là Chúa Ki-tô thứ hai như vậy ?
6.      Vấn đề bẻ “bánh và uống chén” (bí tích mình thánh Chúa. Công giáo) được thực hiện bởi hàng tư tế với chức vụ tư tế bởi Thiên-Chúa ấn định, và là hàng tư tế biệt riêng để thực hiện thay cho dân Chúa đúng không ?
7.      Phép bí tích mình thánh Chúa theo kinh thánh dạy và phép mình thánh Chúa theo giáo hội Công giáo dạy khác nhau chỗ nào và giống nhau chỗ nào bạn biết không ?
8.      Với quy định của giáo hội Công giáo nơi các Linh mục : Họ là Ki-tô thứ hai. Với tư cách như vậy nên các Ngài được quyền cử hành thánh lễ xin ơn, tạ ơn v.v… mặc nhiên, giáo dân cũng có quyền xin các Ngài dâng lễ….. điều này thực sự đúng như Thiên Chúa dạy không ? 

      Lệnh của Chúa Giê-su : 19 Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói : “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” 20 Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói : “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em. (Giáo hội Công giáo : Đức Giê-su lập phép Thánh Thể ). Như vậy, hội thánh thật bởi Thiên Chúa thiết lập có người đại diện cộng đoàn để thực hiện thực hiện lệnh chính Chúa Giê-su truyền trong lễ vượt qua là lễ trước khi Chúa Giê-su chịu khổ nạn không ?

Kính
Lê văn Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét