Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

KINH THÁNH LÀ SÁCH GÌ ? (Phần 01)

"Các sách học làm người của loài người biên soạn - nội dung giúp cho người học và làm theo được nên “người”; nhưng lại là tiêu chuẩn quy định của loài người và sự nỗ lực riêng của mỗi cá nhân.
Sách thánh cũng giúp cho người học và làm theo được nên “người”, nhưng là tiêu chuẩn quy định của Chúa và có sự giúp sức của Thánh thần Ngài."

Kinh thánh, Sách thánh hay Thánh kinh còn được gọi bằng tên thân mật là sách Lời-Chúa hoặc lời Chúa cho mọi người. Đó là một bộ sách[1] gồm nhiều sách nhỏ. Khởi đầu của kinh thánh là sách Sáng-thế ký và sách cuối cùng là sách Khải huyền.
Nội dung kinh thánh chứa đựng những lời Chúa dạy - những chân lý được linh hứng cho các ngôn sứ là những người luôn kính sợ Chúa viết ra cho loài người để họ nhận biết về Thiên-Chúa  - về công trình Ngài đã trù liệu - thực hiện dành cho họ và sau cùng là nhờ vào các giáo huấn được khải thị trong đó mà được nên “thánh” (được cứu độ) - được nên “giống hình ảnh Ngài” như cách Ngài đã sáng tạo (St 1:26. 31); nói cách khác, nhờ giáo huấn trong kinh thánh, người tin và làm theo sẽ được nên “người[2] hoặc thành nhân” theo như cách Thiên-Chúa muốn (II Timothe 3:16.  I Cor 13:11.14:20. Eph 4:13. He 5:14. Mt 5:48). Nhưng chắc chắn để được như vậy, không ngoại trừ một điều : hết thảy cần phải được tái sinh (Gioan, Giăng 3:1-7).
Nếu được phép so sánh giữa sách “học làm người” của loài người biên soạn và sách “học làm người” tức là lời Chúa dạy trong kính thánh chúng ta nhận thấy kết quả của việc thực hành như sau :

·         Được nên  “ người” theo cách của Thiên-Chúa day :

Giáo huấn của Thiên-Chúa trong kinh thánh
Kết quả
Giá trị
Người tin và thực hành
Nhờ sức Thiên-Chúa giúp được nên“người” như cách của Thiên-Chúa
Có giá trị đời này và cả đời sau

·         Được nên “người” theo cách loài người dạy :

Giáo huấn của loài người
Kết quả
Giá trị
Người tin và thực hành
Tự nỗ lực để nên “người” theo như cách của loài người
Giá trị ở đời này


Nhận xét theo hai bảng tóm nêu trên :
Các sách học làm người của loài người biên soạn - nội dung giúp cho người học và làm theo được nên “người”; nhưng lại là tiêu chuẩn quy định của loài người và sự nỗ lực riêng của mỗi cá nhân.
Sách thánh cũng giúp cho người học và làm theo được nên “người”, nhưng là tiêu chuẩn quy định của Chúa và có sự giúp sức của Thánh thần Ngài.

Nói theo ngôn ngữ kinh thánh : nên “người” theo cách của loài người dạy được xem như người đó tự mặc cho mình chiếc áo công chính trắng tinh nhưng theo tiêu chuẩn của loài người (Isai 64:5,6). Ngược lại, nên “người” theo tiêu chuẩn của Chúa, mặc nhiên người đó được Chúa mặc cho chiếc áo công chính trắng tinh theo tiêu chuẩn của Ngài (Kh 3:18)

Mục đích Chúa dành cho loài người sau khi được sáng tạo : họ sẽ được sống đời đời trên đất. Adam là người đầu tiên Chúa dựng nên và Chúa muốn qua ông loài người được sanh sản khắp đất. Chúa ban cho Adam tiêu chuẩn để sống đời đời cùng với con cháu ông. Tiêu chuẩn đó được biểu tượng bởi : Cây sự sống (trường sinh), và cây cho biết điều thiện điều ác. Adam đã từng sống theo tiêu chuẩn đem lại sự sống đời đời bởi Chúa. Nhưng Adam đã không trung tín mãi với giáo huấn đem lại sự sống đời đời đó mà tự chọn cho riêng ông con đường bởi sự khôn ngoan riêng; kinh thánh biểu tượng cho sự chọn lựa theo sự khôn ngoan riêng đó là “cây cho biết điều thiện điều ác”. Kết quả cho sự chọn lựa đó là Ông và con cháu ông tất cả đều phải chịu nhiều bất hạnh và bất hạnh sau cùng là sự chết.
Eden là nơi đầu tiên trên đất và cũng là biểu tượng trong lòng khi có Chúa; nay không có Chúa hay nói cách khác Adam không cần đến Chúa mà dùng sự khôn ngoan riêng để chọn lựa tốt xấu trong môi trường sinh tồn. Việc tự chọn lựa ấy xem như Adam đã ra khỏi địa đàng; ra khỏi sự quản trị của Chúa trong đời đời sống.

Loài người ra khỏi Eden hay nói cách khác tự đi bằng sức riêng không cần đến Chúa; lịch sử đó khởi đầu từ chương bốn của sách Sáng thế và kết thúc ở sách Khải huyền. Nội dung được Thiên Chúa công bố từ chương bốn sách Sáng thế cho đến sách cuối cùng trong bộ kinh thánh bao gồm :

a.       Thiên-Chúa là Đức Chúa Trời toàn năng, hằng hữu duy nhất là đấng làm chủ công trình sáng tạo muôn loài và Đức Chúa Giê-su là Con thánh Ngài, là thợ cả của Ngài qua các thánh chức : Sáng tạo (Cn 8:22-36. Gioan 1:1-4) - cứu chuộc - và hoàn thành chương trình đã trù liệu từ đời đời bởi Ngài (I Corinto 15). Sự nhận biết về Chúa Giê-su (Gioan 17:3) chính là nhận biết về Thiên-Chúa Cha vì Chúa Giê-su phản ảnh chân thật về Ngài (Do thái 1:1-3).
b.      Thiên-Chúa đã công bố cho loài người nhận biết về sự bất toàn của bản chất loài thọ tạo và tự nơi họ không thể có sự cứu độ hoàn toàn giá trị đời đời. Sự nỗ lực của người không tin vào sự cứu chuộc bởi Chúa Giê-su chính là họ đang tự mặc cho mình chiếc áo trắng công bình hay công chính theo tiêu chuẩn chỉ bởi riêng họ. Tiêu chuẩn này không có giá trị đời đời theo như tiêu chuẩn của Thiên-Chúa.
c.       Thiên Chúa công bố sự cứu chuộc duy nhất bởi Ngài qua Chúa Chúa Giê-su. Người tin bất luận đều mạc nhiên được Chúa ban cho chiếc áo công bình trắng tinh theo tiêu chuẩn của Ngài - và nó có giá trị đời đời. Ngoài ra, mọi nỗ lực khác, mong trở nên công bình bởi các giáo huấn ngoài Chúa đều xem như đang tự mặc chiếc áo công bình nhưng nếu theo tiêu chuẩn của Thiên-Chúa thì chỉ là chiếc áo công bình nhơ nhớp (I-sai 64:5)

Khái quát toàn bộ kinh thánh chúng ta nhận thấy : Tất cả nội dung Lời Thiên-Chúa đều khuyến cáo, dạy dỗ để người nghe-tin-thực-hành được cứu. Sự cứu chuộc này chính là đem họ trở lại với vị trí ban đầu đã bị đánh mất bởi một người là Adam. Nói cách khác Thiên-Chúa khiến cho hết thảy người tin vào giá chuộc của Chúa Giê-su đều được trở nên “thánh”; đều được trở nên giống “hình ảnh Thiên-Chúa”; đều được trở nên “người” hay thành-nhân như Chúa muốn; để tất cả họ được thừa hưởng gia-nghiệp là sự sống đời đời mà Thiên Chúa đã trù liệu (I Timothe 3:16. I-sai-a 61:21. Xh 31:13). Đồng thời với vị trí mà Thiên-Chúa phục hồi nơi người tin : Ngài sẽ cư ngụ trong chính tâm hồn của họ (Gioan 14:21,23. I Gioan 3:24. Kh 22:1-5).

Kính trong Chúa Giê-su Ki-tô.

Lê văn Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét